[Fujimetal.vn] Theo dự báo của Hiệp hội Thép thế giới (WSA) vào cuối tháng 5/2023, nhu cầu thép toàn cầu sẽ bắt đầu phục hồi trong năm 2023 sau khi giảm 3,2% năm 2022. Đông Á và Đông Nam Á sẽ đóng góp phần lớn tăng trưởng nhu cầu năm 2023, bù đắp cho sự suy yếu ở Châu Âu và Hoa Kỳ. WSA dự kiến nhu cầu thép năm 2023 sẽ tăng 40,8 triệu tấn đạt 1,8223 tỷ tấn.
- Các loại thép FUJI METAL
- Các dịch vụ gia công FUJI METAL
- Xử lý nhiệt FUJI HEAT TREATMENT
Tình hình thị trường nguyên liệu sản xuất thép:
- Quặng sắt loại 62%Fe: Giá quặng sắt loại (62% Fe) ngày 8/6/2023 giao dịch ở mức 116,85 USD/Tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, giảm nhẹ khoảng 6 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 5/2023.
- Than mỡ luyện cốc: Giá than mỡ luyện cốc (Hard coking coal) xuất khẩu tại cảng Úc ngày 8/6/2023 giao dịch ở mức khoảng 233,91 USD/tấn FOB, giảm 7 USD/tấn so với đầu tháng 5/2023. Mức giá giảm khoảng 62% so với giá than cốc cao nhất ghi nhận vào hồi cuối Quý I/2022.
- Thép phế liệu: Trong tháng 5/2023: Phế nội địa điều chỉnh giảm từ 100 VNĐ/Kg đến 200 VNĐ/Kg giữ mức 8.600 đến 9.100 VNĐ/Kg. Giá phế nhập khẩu giảm 26 USD/tấn giữ mức 390-405 USD/tấn cuối tháng 05/2023. Giá thép phế liệu giao dịch cảng Đông Á ngày 8/6/2023 ở mức 399,86 USD/tấn, giảm 5USD so với đầu tháng 5/2023.
- Điện cực graphite: Thị trường than điện cực graphite dự kiến sẽ ghi nhận các xu hướng tăng trưởng trong dài hạn, giá cho các điện cực giữ ở mức ổn định. Giá than điện cực loại UHP450 dao động khoảng 2.930-3.100 $/t CFR Đà Nẵng, tương đối ổn định kể từ đầu năm 2023.
- Cuộn cán nóng HRC: Giá HRC ngày 8/6/2023 ở mức 606,49 USD/Tấn, CFR Việt Nam, ngang mức giá giao dịch đầu tháng 5/2023.
Tình hình sản xuất – bán hàng các sản phẩm thép:
Tháng 5/2023:
- Sản xuất thép thành phẩm đạt 2,224 triệu tấn, tăng 2,3% so với tháng 4/2023 nhưng giảm 19,7% so với cùng kỳ 2022;
- Bán hàng thép các loại đạt 2,309 triệu tấn, tăng 13,62% so với tháng trước và ngang mứccùng kỳ 2022;
Tính chung 5 tháng đầu năm 2023:
- Sản xuất thép thành phẩm đạt 11,091 triệu tấn, giảm 21,8% so với cùng kỳ năm 2022.
- Bán hàng thép thành phẩm đạt 10,409 triệu tấn, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm 2022.
- Trong đó xuất khẩu đạt 3,154 triệu tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tình hình xuất nhập khẩu các sản phẩm thép:
Tình hình nhập khẩu:
- Tháng 4/2023, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam hơn 1 triệu tấn với trị giá hơn 893 triệu USD, giảm lần lượt 20,79% về lượng và 16,44% về giá trị so với tháng 3/2023; tăng 7,47% về lượng nhưng giảm 13,88% về giá trị so với cùng kỳ 2022.
- Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam khoảng 3,769 triệu tấn với trị giá hơn 3,162 tỷ USD, giảm 5,15% về lượng và giảm 24,36% về giá trị.
- Các quốc gia cung cấp thép chính cho Việt Nam bao gồm:Trung Quốc (54,71%), Nhật Bản (16,17%), Hàn Quốc (9,05%), Ấn Độ (6,59%) và Đài Loan (6,16%).
Tình hình xuất khẩu:
- Tháng 4/2023, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 973 ngàn tấn thép tăng 11,37% so với tháng 3/2023 và ngang mức cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt hơn 812 triệu USD tăng 18,03% so với tháng trước nhưng giảm 19,93% so với cùng kỳ năm 2022.
- Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 3,257 triệu tấn thép tăng 0,48% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt 2,522 tỷ USD giảm 23,79% so với cùng kỳ năm 2022.
- Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2023 là: khu vực ASEAN (36,38%), Khu vực EU (24,15%), Hoa Kỳ (7,55%), Ấn Độ (5,72%) và Thổ Nhĩ Kỳ (3,21%).
TOP 10 thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2023
Nguồn: VSA